
Cơ bản về loa thụ động: (passive speakers) là loại loa lâu đời nhất được phát triển từ khi có mặt các thiết bị âm thanh trong lịch sử. Trong các bộ dàn hay các hệ thống, nó chỉ đóng vai trò cơ bản đó là phát âm sau khi nhận được các tín hiệu đã qua khuếch đại từ các ampli. Cấu tạo của loa thụ động gồm 3 phần:
+ củ loa
+ bộ phân tần
+ thùng loa

Cũng vì lý do này mà loa chủ động còn được gọi là loa tích hợp. Trước đây, khi thiết kế một hệ thống âm thanh thì người ta thường chọn loa thụ động vì sự phổ biến của công thức đơn giản: nguồn phát + bộ khuếch đại (ampli) + loa. Công thức này cho phép người chơi tự do thay đổi bất kỳ thiết bị nào trong hệ thống một cách thoải mái. Hơn nữa, trước đây loa chủ động chưa thực sự phổ biến. Và nếu muốn tìm kiếm một chiếc loa chủ động tốt cũng không hề đơn giản bởi cấu trúc phức tạp.

Ngày nay, các model loa chủ động đã dần được hiện đại hóa và nâng cấp về chất lượng. Bên cạnh mạch ampli gắn bên trong thì còn có nhiều thứ khác như: bộ tín hiệu không dây, bộ giải mã DAC… có thể khiến cho mỗi chiếc loa chủ động là một dàn âm thanh mini chính hiệu.Và cũng vì sự phát triển vượt bật của ngành công nghiệp hi-end mà chất lượng của chúng có thể xem là đã ngang ngửa với loa thụ động, khác với trước đây khi mà loa chủ động chỉ được xem là một món đồ công nghệ mới ít thiên về chất âm.
Những ưu và nhược điểm của hai loại loa thụ động và chủ động
1. Ưu điểm của loa chủ động:
+ Đơn giản, gọn gàng và giảm thiểu tối đa sự rườm rà của dây dẫn. Đỡ mất công tìm hiểu và thời gian phối ghép phức tạp.
+ Giải pháp “All in one” – tất cả trong một cho một hệ thống nên chi phí tốt hơn so với việc sắm nhiều thiết bị cùng lúc.
+ Có thể chơi được các nguồn nhạc số, kể cả nhạc hi-res chất lượng cao hiện nay. Do đó có thể thoải mái tận dụng kho nhạc trực tuyến khổng lồ trên internet.
+ Thiết kế đơn giả, hiện đại, phù hợp với hầu hết các kiểu không gian bố trí bởi chỉ có 1 thiết bị duy nhất thay cho nhiều thiết bị cùng lúc.

2. Ưu điểm của loa thụ động
+ Có thể tự do thay đổi loa trong mỗi dàn âm thanh hay mỗi hệ thống âm thanh nhằm có những trải nghiệm mới lạ về âm thanh.
+ Tự do nâng cấp mỗi thiết bị thành phần như nguồn phát, bộ khuếch đại một cách riêng lẻ để tự tạo ra một hệ thống như ý.
+ Nếu có hư hỏng hay sự cố cũng dễ xử lý hơn là loa chủ động bởi chỉ một thiết bị trong bộ dàn bị hỏng chứ không hỏng hết toàn bộ.

Như vậy, mỗi loại đều có ưu điểm riêng. Tuy nhiên, loa chủ động thường dành cho người ít có kinh nghiệ, muốn một giải pháp gọn nhẹ và đặc biệt là thích nghe nhạc số. Trong khi đó, loa thụ động lại dành cho những tay chơi chuyên nghiệp với sự công phu về đầu tư các thiết bị để trải nghiệm liên tục.

Hãy đến với chúng tôi để được phục vụ chu đáo và tận tình hết mức.